Kinh tế Peru

Các tòa nhà tại quận tài chính San Isidro của Lima; và hải cảng Callao, cửa ngõ xuất khẩu chính của Peru.
Bài chi tiết: Kinh tế Peru

Kinh tế Peru được Ngân hàng Thế giới phân loại là thu nhập trung bình cao[52] và lớn thứ 52 thế giới và lớn thứ 7 khu vực Mỹ Latin.[53] Năm 2011, Peru là một trong các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới nhờ bùng nổ kinh tế trong thập niên 2000.[54] Peru có chỉ số phát triển con người 0,752 theo số liệu năm 2011. Về mặt lịch sử, kinh tế quốc gia gắn liền với xuất khẩu, thu về ngoại tệ mạnh để chi cho nhập khẩu và thanh toán nợ nước ngoài.[55] Mặc dù chúng đem đến thu nhập đáng kể, song tăng trưởng độc lập và phân bổ thu nhập công bằng hơn tỏ ra khó đạt được.[56] Theo dữ liệu năm 2010, 31,3% tổng dân số Peru là người nghèo.[57]

Chính sách kinh tế của Peru thay đổi nhiều trong những thập niên qua. Chính phủ của Juan Velasco Alvarado (1968–1975) tiến hành các cải cách triệt để, trong đó có cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các công ty ngoại quốc, mở đầu hệ thống kinh tế kế hoạch, và thiết lập một khu vực quốc doanh lớn. Mục tiêu của các chính sách này là tái phân phối thu nhập và chấm dứt sự phụ thuộc kinh tế vào các quốc gia phát triển song kết quả là thất bại.[58]

Bất chấp kết quả này, hầu hết các cải cách vẫn được thực hiện cho đến thập niên 1990, khi chính phủ tự do hóa của Alberto Fujimori chấm dứt việc kiểm soát giá, bảo hộ mậu dịch, hạn chế đầu tư trực tiếp nước ngoài, và hầu hết quyền sở hữu nhà nước trong các công ty.[59] Các cải cách dẫn đến tăng trưởng kinh tế liên tục từ 1993, ngoại trừ một sự sụt giảm sau Khủng hoảng tài chính châu Á 1997.[60]

Các ngành dịch vụ chiếm 53% tổng sản phẩm quốc nội của Peru, kế tiếp là ngành chế tạo (22,3%), công nghiệp khai khoáng (15%), và các loại thuế (9,7%).[61] Tăng trưởng kinh tế gần đây được thúc đẩy thông qua ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện các điều kiện thương mại, tăng đầu tư và tiêu dùng.[62] Mậu dịch dự kiến sẽ tăng hơn nữa sau khi thực hiện một thỏa thuận mậu dịch tự do với Hoa Kỳ được ký vào năm 2006.[63] Các mặt hàng xuất khẩu chính của Peru là đồng, vàng, thiếc, hàng dệt may, và bột cá; Các đối tác mậu dịch chính của Peru là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Brasil và Chile.[64]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Peru http://www.andeshandbook.cl/eng/default.asp?main=c... http://www.britannica.com/nations/Peru http://www.economist.com/research/backgrounders/di... http://books.google.com/books/about/Desaf%C3%ADos_... http://www.scribd.com/doc/93993434/HAAS-Et-Al-2004... http://www.usatoday.com/news/world/story/2012-01-3... http://ucblibraries.colorado.edu/govpubs/for/peru.... http://digital.library.pitt.edu/cgi-bin/t/text/tex... http://paa2012.princeton.edu/papers/120475 http://dss.ucsd.edu/~mshugart/semi-presidentialism...